Đạo đức – Số 145: Điều cần thiết hơn
Vị giáo sư già nói:
– Hôm nay chúng ta sẽ tranh luận về triết học tôn giáo. Các tôn giáo thần học đã phát triển dần qua nhiều thế kỷ rồi đưa đến chủ trương rằng con người phải tin có một thượng đế tạo ra tất cả. Quan điểm về thượng đế đó cũng phát triển dựa theo sự tiến bộ của khoa học
Ban đầu khả năng của con người chỉ nhìn thấy mây trời sông núi nên các bản văn kinh cổ cũng chỉ đưa ra hình ảnh thượng đế quanh quẩn trong bầu trời này. Đến khi khoa học tiến bộ nhìn ra không gian bên ngoài thì hình ảnh thượng đế cũng được nâng lên tầm vũ trụ, ngài đã tạo ra vũ trụ. Ngành sinh học phân tử phát triển mạnh mẽ thì năng lực của thượng đế cũng tăng lên theo, thượng đế là người đã tạo ra bộ gene di truyền cực kỳ tinh xảo đó.
Rồi các nhà truyền giáo cũng đưa thêm yếu tố tình cảm cho thượng đế, thượng đế rất yêu thương con người, cho phép con người làm chủ quả đất, nên dường như cho phép ăn thịt các giống loài khác, mặc dù các giống loài khác cũng do thượng đế tạo ra.
Các nhà truyền giáo cũng đưa thêm yếu tố xã hội vào hình ảnh thượng đế, thượng đế đã sắp xếp số phận của mỗi con người.
Các nhà triết học phản thần học thì lý luận để cố chứng minh không thể có tồn tại một thượng đế như vậy. Nếu thượng đế tạo ra tất cả thì ác quỷ, bệnh tật, thiên tai, sự rủi ro trong cuộc sống… cũng phải do thượng đế tạo ra. Ngay cả sự bất tín của nhiều người cũng do thượng đế tạo ra (nghĩa là thượng đế cũng tạo ra những người không tin mình).
Họ cho rằng tại sao thượng đế phải giấu thân phận mình kỹ lưỡng đến như vậy, và để cho các giáo sĩ phải vất vả làm đủ cách, cả thiện và ác, để kêu gào mọi người phải chịu tin có một thượng đế như vậy. Nếu thượng đế đủ năng lực thì ngài sẽ hiện diện thường xuyên cho mọi người tới lui thăm viếng thân tình như con cái tới lui thăm viếng cha mẹ vậy.
Rồi nếu tất cả do thượng đế tạo ra thì trước đó thượng đế tự có, lẻ loi một mình, và chợt nghĩ ra việc tạo nên tất cả cho vui. Cái khái niệm này buồn cười quá. Nhỡ hôm nào thượng đế chán cái vũ trụ này, bèn xóa hết làm ra cái khác cho vui, thì tất cả vô nghĩa tạm bợ hết à.
Những nhà phản thần học thì chủ trương rằng vũ trụ, vật chất, tinh thần đều tự có giống như thượng đế tự có vậy (nếu quả thật có thượng đế). Nếu tất cả tự có, và vận động theo các nguyên lý khoa học thì có cần thượng đế hay không.
Cái ta nhìn thấy là khoa học, còn thượng đế chỉ là niềm tin. Để cất cánh một chiếc máy bay, ta cần khoa học kỹ thuật chứ không cần niềm tin. Sự cầu nguyện không làm máy bay cất cánh.
Đại khái lý luận hai bên là như vậy. Bây giờ ta chia lớp ra làm hai bên, bên trái sẽ cố chứng minh có thượng đế tạo ra tất cả, bên phải sẽ cố phản biện. Rồi ta sẽ xem bên nào có lý hơn.
Suốt 4 tiếng đồng hồ hai bên tranh cãi không dứt. Vị giáo sư già thì ngủ gục ở bàn của mình. Cho đến khi một em sinh viên xông qua đánh vào mặt một bạn ở phe bên kia, cả lớp nháo nhào tràn lên đánh xáp lá cà ầm ĩ thì vị giáo sư già mới giật mình tỉnh dậy. Các giáo sư ở các lớp chạy tới xem chuyện gì. Cuối cùng cuộc ẩu đả dừng lại. Có quần áo rách, có mắt bị bầm, có tay chân bị chảy máu.
Vị giáo sư già xin lỗi các vị đồng nghiệp, nói rằng mình mệt ngủ quên nên không điều khiển kiểm soát buổi tranh luận này được. Vị giáo sư già nói:
– Rốt cuộc lại, cái chúng ta cần hình như không phải là thượng đế có hay không có, mà cái ta cần là đạo đức thực tế trong cuộc sống. Cái ta cần là cơm ăn áo mặc, học hành kiến thức, đời sống văn minh, yêu thương tử tế với mọi người. Rút kinh nghiệm, từ nay ta cẩn thận khi nói về tôn giáo vì dễ gây xung đột. Ta nên giữ hòa khí một cách khôn ngoan và cao thượng vì lợi ích của toàn xã hội loài người.
—————————————————
Cái ta cần là đạo đức. Cái ta lo là những người quá nhiệt tình gieo niềm tin mà không quan tâm đạo đức.
Cái ta cần là xã hội ổn định yên bình. Cái ta lo là những người bảo vệ niềm tin bằng bạo lực.
Cái ta cần là kiến thức khách quan. Cái ta lo là những người suy tôn niềm tin thái quá.
Cái ta cần là con người yêu quý nhau. Cái ta lo là những người vì niềm tin mà ghét nhau.
Cái ta cần là lẽ phải. Cái ta lo là những người không cần lẽ phải mà chỉ cần niềm tin…
Nguồn Facebook Nền tảng đạo đức
Other posts of the serie
- Đạo đức - Số 1: Khái niệm
- Đạo đức - Số 2: Công bằng
- Đạo đức - Số 3: Mức độ đạo đức
- Đạo đức - Số 4: Vị tha
- Đạo đức - Số 5: An vui
- Đạo đức - Số 6: Hiền lành - Kiên định
- Đạo đức - Số 7: Khiêm tốn
- Đạo đức - Số 8: Tái sinh
- Đạo đức - Số 9: Không tham lam
- Đạo đức - Số 10: Biết lỗi chính mình
- Đạo đức - Số 11: Thông cảm
- Đạo đức - Số 12: Trung thành
- Đạo đức - Số 13: Tình yêu cây cỏ
- Đạo đức - Số 14: Tử tế
- Đạo đức - Số 15: Có trách nhiệm
- Đạo đức - Số 16: Đạo đức tương xứng
- Đạo đức - Số 17: Lý tưởng sống
- Đạo đức - Số 18: Hợp tác
- Đạo đức - Số 19: Tiết kiệm
- Đạo đức - Số 20: Nguyên tắc
- Đạo đức - Số 21: Nhẫn nhịn
- Đạo đức - Số 22: Khen ngợi - Động viên
- Đạo đức - Số 23: Tận tụy
- Đạo đức - Số 24: Lễ độ
- Đạo đức - Số 25: Siêng năng
- Đạo đức - Số 26: Can đảm
- Đạo đức - Số 27: Tự trọng
- Đạo đức - Số 28: Sạch và Đẹp
- Đạo đức - Số 29: Lòng trắc ẩn
- Đạo đức - Số 30: Quên công
- Đạo đức - Số 31: Không thể làm giúp
- Đạo đức - Số 32: Kế thừa
- Đạo đức - Số 33: Vô gia cư
- Đạo đức - Số 34: Đứa con nuôi
- Đạo đức - Số 35: Khởi nghiệp
- Đạo đức - Số 36: Ôm lấy niềm đau
- Đạo đức - Số 37: Nhìn xa hơn
- Đạo đức - Số 38: Đền ơn
- Đạo đức - Số 39: Ghen
- Đạo đức - Số 40: Trung gian
- Đạo đức - Số 41: Mời gọi
- Đạo đức - Số 42: Cha mẹ đôi bên
- Đạo đức - Số 43: Nét đẹp tâm hồn
- Đạo đức - Số 44: Khúc đường của ai
- Đạo đức - Số 45: Oan ức
- Đạo đức - Số 46: Chiến thắng
- Đạo đức - Số 47: Sức khỏe
- Đạo đức - Số 48: Cuộc thi mơ ước
- Đạo đức - Số 49: Cai nghiện
- Đạo đức - Số 50: Tĩnh tâm
- Đạo đức - Số 51: Lừa dối
- Đạo đức - Số 52: Đứng đầu
- Đạo đức - Số 53: Tiền sạch
- Đạo đức - Số 54: Bí mật
- Đạo đức - Số 55: Tỉ mỉ
- Đạo đức - Số 56: Sức chịu đựng
- Đạo đức - Số 57: Muốn sao có vậy
- Đạo đức - Số 58: Người văn minh
- Đạo đức - Số 59: Hưng suy
- Đạo đức - Số 60: Dư luận
- Đạo đức - Số 61: Từ ống cống
- Đạo đức - Số 62: Môn học gia đình
- Đạo đức - Số 63: Trực giác của trẻ
- Đạo đức - Số 64: Trang phục
- Đạo đức - Số 65: Riêng tư
- Đạo đức - Số 66: Bản năng và Đạo đức
- Đạo đức - Số 67: Trí nhớ
- Đạo đức - Số 68: Cẩn thận
- Đạo đức - Số 69: Nhà hảo tâm
- Đạo đức - Số 70: Sợ ma
- Đạo đức - Số 71: Rồi cũng thế
- Đạo đức - Số 72: Đứa con hư
- Đạo đức - Số 73: Ngăn cách
- Đạo đức - Số 74: Ăn uống
- Đạo đức - Số 75: Thay lòng đổi dạ
- Đạo đức - Số 76: Công nhân
- Đạo đức - Số 77: Du lịch
- Đạo đức - Số 78: Mưu trí
- Đạo đức - Số 79: Nhỏ mà không nhỏ
- Đạo đức - Số 80: Tầng sâu tâm thức
- Đạo đức - Số 81: Bản năng ái dục
- Đạo đức - Số 82: Kết giao
- Đạo đức - Số 83: Quan trọng hơn
- Đạo đức - Số 84: Dạy võ
- Đạo đức - Số 85: Lời nói
- Đạo đức - Số 86: Trại giam
- Đạo đức - Số 87: Kinh doanh
- Đạo đức - Số 88: Tiến lên
- Đạo đức - Số 89: Nghiệp chướng
- Đạo đức - Số 90: Tặng cho
- Đạo đức - Số 91: Cực đoan
- Đạo đức - Số 92: Tội chồng thêm tội
- Đạo đức - Số 93: Sợ đúng cũng tốt
- Đạo đức - Số 94: Thu hồi tái chế
- Đạo đức - Số 95: Chuyện giả tưởng
- Đạo đức - Số 96: Chữa bệnh
- Đạo đức - Số 97: Rừng ơi
- Đạo đức - Số 98: Thần thánh
- Đạo đức - Số 99: Trí tuệ tĩnh tâm
- Đạo đức - Số 100: Hạnh phúc
- Đạo đức - Số 101: Vũ khí
- Đạo đức - Số 102: Dễ và khó
- Đạo đức - Số 103: Giáo dục trẻ
- Đạo đức - Số 104: Tình thế nguy hiểm
- Đạo đức - Số 105: Nghệ thuật
- Đạo đức - Số 106: Công ước về Luật Nhân Quả
- Đạo đức - Số 107: Lễ hội ma
- Đạo đức - Số 108: Kỷ luật
- Đạo đức - Số 109: Không bắt chước xấu
- Đạo đức - Số 110: Home Assister
- Đạo đức - Số 111: Hời hợt
- Đạo đức - Số 112: Có những nỗi nhục
- Đạo đức - Số 113: Có những điều vui
- Đạo đức - Số 114: Tận cùng của ước mơ
- Đạo đức - Số 115: Lo cho hết
- Đạo đức - Số 116: Các hiện tượng lạ của Thiền định
- Đạo đức - Số 117: Bất công
- Đạo đức - Số 118: Niềm tin
- Đạo đức - Số 119: Chú xe ôm (ngày nhà giáo Việt Nam)
- Đạo đức - Số 120: Cao siêu
- Đạo đức - Số 121: Bản ngã
- Đạo đức - Số 122: Tìm hiểu
- Đạo đức - Số 123: Điều cuối cùng
- Đạo đức - Số 124: Hưởng rồi sẽ hết
- Đạo đức - Số 125: Li dị
- Đạo đức - Số 126: Giành lấy hay giúp đỡ
- Đạo đức - Số 127: Cá voi
- Đạo đức - Số 128: Người lý tưởng
- Đạo đức - Số 129: Dễ dãi
- Đạo đức - Số 130: Giữ niềm tin
- Đạo đức - Số 131: Bất toàn
- Đạo đức - Số 132: Tội phúc
- Đạo đức - Số 133: Bức thư của bé
- Đạo đức - Số 134: Đầu năm
- Đạo đức - Số 135: Lì xì
- Đạo đức - Số 136: Bạo lực
- Đạo đức - Số 137: Luật giao thông
- Đạo đức - Số 138: Tử vi
- Đạo đức - Số 139: Tưởng là tốt
- Đạo đức - Số 140: Đa nghi
- Đạo đức - Số 141: Thánh hộ mệnh
- Đạo đức - Số 142: Nếu thật lòng
- Đạo đức - Số 143: Mù
- Đạo đức - Số 144: Education first
- Đạo đức - Số 145: Điều cần thiết hơn
- Đạo đức - Số 146: Vực của trí tuệ
- Đạo đức - Số 147: Có và Không
- Đạo đức - Số 148: Ăn uống
- Đạo đức - Số 149: Ứng xử văn minh
- Đạo đức - Số 150: Một đời người, một rừng cây
- Đạo đức - Số 151: Bạn bè
- Đạo đức - Số 152: Khuynh hướng phạm tội
- Đạo đức - Số 153: Việc làm
- Đạo đức - Số 154: Chỉ số thịnh vượng
- Đạo đức - Số 155: Dạy trẻ thông minh
- Đạo đức - Số 156: Khu tham quan
- Đạo đức - Số 157: Nhìn ra việc cần phải làm
- Đạo đức - Số 158: Cuộc đấu của ý chí
- Đạo đức - Số 159: Huy động vốn
- Đạo đức - Số 160: Đa nghi